Tôi ít khi đọc các tác phẩm có thiên hướng nói về tình yêu nam nữ, đặc biệt là truyện với kết cục u sầu, bi đát lại càng không, tránh được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Có lẽ vì tôi không đủ can đảm để "trải nghiệm" những nỗi đau, những số phận nghiệt ngã, những mảnh đời chỉ toàn thấy một màu đen tối xám xịt trong những tác phẩm lãng mạn, bi kịch. Tôi đã từng mất cả 1 tuần ngồi suy nghĩ đau đáu, chỉ luẩn quẩn trong đầu 1 câu hỏi duy nhất: "Tại sao...?", sau khi đọc xong cuốn "Con hủi". Thế nên, từ sau đó tôi cố tình tránh đọc những câu chuyện tình éo le, bi lụy. Thế mà...
L. Dung, bạn tôi, từng kể cho tôi nghe về "Thiếu nữ đánh cờ vây" của Sơn Táp. Chưa nghe hết đầu hết đũa, tôi đã hỏi mào đầu ngay "Có buồn không?", "Có, chết!". Thế là chấm hết, chẳng còn hứng thú mà đọc nữa. Phải gần 5 tháng sau đó, một lần rất tình cờ, tôi lại được nghe đến cái tên ấy một lần nữa. Chiều thứ 3 rồi, gặp Thư Béo hỏi mượn quyển "Ringu", 2 đứa chẳng hiểu ma xui quỉ khiến thế nào nhắc đến "Thiếu nữ đánh cờ vây". Tôi nghe Thư liến thoắng 1 hồi về chuyện nó thích truyện này ra sao, hấp dẫn nó thế nào. Nhưng tóm lại, có lẽ chính cái chi tiết "thiếu nữ không tên" đã khiến tôi tò mò. Chiều thứ 5, ngồi search trên mạng, đọc! Tôi đã từng nghe L. Dung nói, truyện này có nhiều cảnh "hot" lắm. Phải công nhận là vậy! Tôi không biết liệu bao nhiêu người bị hấp dẫn bởi chi tiết này mà tìm đọc truyện (giống kiểu "Rừng Nauy", tôi chưa bao giờ nghĩ rằng "Rừng Nauy" hay, nó nổi có lẽ 1 phần vì đi tiên phong trong việc tả chân 1 lối sống quá ư buông thả của thanh niên Nhật, được xen vào những cảnh nóng, chi tiết được "quảng cáo" khắp nơi trên các mặt báo). Thôi thì tạm gác những pha nóng bỏng trong truyện đi (tôi cũng không có thời gian nên hầu như chỉ tập trung vào những đoạn 2 người chơi cờ với nhau), tôi chỉ muốn bàn về tình cảm của 2 con người vô danh ấy. Sao lại không tên?... Chàng trai ít ra còn có cái danh Trung uý, một sĩ quan Nhật với tính cách đặc trưng của mọi đàn ông Nhật, trầm tĩnh, nhẫn nhịn, yêu nước 1 cách tuyệt đối và có con mắt coi thường phụ nữ. Còn cô gái, chẳng tên, chẳng danh xưng, chỉ được lưu vào trí não người đọc đơn giản là "thiếu nữ đánh cờ vây", nhưng có lẽ tôi thích gọi cô là "em gái Trung Hoa", giống như cái cách mà chàng sĩ quan hay gọi cô trong ý nghĩ.
Ngay từ những trang đầu truyện, tôi chợt bắt gặp mình lúng túng không bắt kịp nội dung truyện, hết 2 trang tôi mới nhận ra lối viết lạ lùng của nhà văn. Sắp xếp câu chuyện như 1 quyển nhật kí đôi của 1 cặp yêu nhau, mỗi trang dành cho 1 người. Thảo nào mà ban đầu tôi băn khoăn không hiểu sao nhân vật "tôi" này lạ lùng thế, rõ là con trai, nhưng sao nhiều khi như con gái (?!). Nhưng ngoài vậy ra tôi cũng chẳng thấy câu chuyện có gì thú vị, tôi chẳng thích gì nhân vật người thiếu nữ, với thứ tình cảm phù phiếm mà cô phơi bày ra cho người đọc, với tình cảm cô dành cho Mẫn và Kinh mà ngay cả chính cô cũng không biết rõ có phải là yêu hay không. Chỉ cho đến những chương cuối cùng....
Tôi thích nhân vật chàng sĩ quan! 1 anh chàng còn trẻ, chỉ tầm 23, 24 nhưng kinh nghiệm cả đời lẫn tình đều khá ư "phong phú". Cái cách suy nghĩ của anh rất giống 1 nhân vật trong manga tôi yêu thích, Saitou của "Kaze hikaru". Nhưng trên hết cả là tình yêu anh dành cho "em gái Trung Hoa" của anh. Một thứ tình câm. Tình câm mà sao mãnh liệt và tha thiết! Không thể phủ nhận bản chất "vẫn chỉ là 1 thằng đàn ông" của anh chàng, những ham muốn nhục dục ngay từ lần đầu họ gặp nhau, nhưng quan trọng là chàng ta chẳng đủ can đảm để chạm vào người thiếu nữ, bởi vì chàng đã yêu, yêu từ trước khi kịp nhận ra mình đang yêu!!! Vì yêu nên chàng trai trân trọng cô và giữ gìn cho cô, tôn thờ cô. Còn chẳng thấy cô gái nghĩ về anh chàng là bao nhiêu, chỉ cho đến gần cuối truyện, khi đi với Kinh, cô mới nhận ra tất cả là "phù phiếm", kể cả chuyện tình với Mẫn, chỉ có 1 người mà cô cho là trung thành với cô (còn hơn cả cô tưởng nữa kìa!) ở nhà chờ cô, thế mà cô lại bỏ đi, cô muốn trở về... Nhưng tôi thật sự không biết cái hình tượng "bạn cờ trung thành" trong ý nghĩ cô gái có thật hướng về chàng trai hay chỉ là ẩn dụ cho cuộc sống trước đây của cô, trước khi gặp Mẫn và Kinh, cuộc sống chỉ cần biết cờ vây, cuộc sống với nụ cười vui tươi, với ánh mắt thách thức mỗi khi chơi cờ của cô. Nhưng anh chàng sĩ quan si tình thì khác. Cứ khi nào đến lượt trang nhật kí của anh mở ra, mỗi khi anh nhắc đến cô gái Trung Hoa của anh, anh lại dành cho cô quá nhiều sự quan tâm và tình cảm. Anh so sánh cô với những người phụ nữ anh đã gặp, chẳng ai như cô! Anh bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp Trung Hoa ấy, bởi tính cách rất Trung Hoa ấy. Khi gặp cô, anh nhớ cô, anh chỉ có thể tự đối thoại với tình yêu giấu kín trong lòng mình. Còn những lúc không được gặp cô, anh nhớ cô da diết, trong tâm trí anh chẳng còn quân kỉ, chẳng còn gì hết, chỉ còn bóng dáng cô, gắn liền với cái tên "Thiên Phong", nơi gặp gỡ của 2 người. Và cuối cùng... cả tình yêu lớn lao dành cho Tổ quốc cũng đành chịu lép vế trước tình yêu của anh... "Vì em anh sẽ từ bỏ cuộc chiến này, anh sẽ phản bội Tổ quốc anh. Vì em anh sẽ là thằng con bất hiếu, một kẻ làm nhơ nhuốc dòng họ của mình. Tên anh chẳng bao giờ có trong đền thờ những anh hùng. Anh là kẻ bị nguyền rủa." Tại sao anh yêu cô gái Trung Hoa ấy đến vậy.... Tình yêu câm lặng cuối cùng đã thốt ra thành lời, trong nước mắt, trong máu... Nhưng chỉ buồn 1 cái tên của người anh yêu anh cũng không biết...
Sao lại không tên?...
Có lẽ chính chỗ này đây khiến tôi buồn mãi không thôi. Tôi chẳng biết làm sao để giải đáp được câu hỏi này... Tôi chẳng cần biết tên cô gái làm gì nữa, nhưng, như thể chỉ là hỏi hộ chàng trai, giá như anh kịp biết tên cô, nắm giữ 1 cái gì đó thuộc về cô, ít nhất 1 cái tên chẳng hạn. Nhưng chẳng gì hết...
"Để có thể ngắm nhìn người tôi yêu dấu, tôi đã cố gắng giữ cho mắt mở."
Phải chăng tình yêu không cần tên gọi... Nếu tác giả có dụng ý gì đó khi không muốn cho cô gái 1 danh xưng thì, tôi chợt nghĩ, ít ra cũng gây hiệu quả đối với tôi rồi đó. Nó làm tôi phiền muộn, khiến tôi đau đáu mãi không thôi.
Những câu chuyện về tình yêu... chao ôi, chẳng bao giờ tôi hiểu nổi...!!!
Tôi thương người lính Nhật, thương đến vô cùng, dù tôi chẳng thể đồng cảm cùng anh, nhưng tôi vẫn thương anh lắm lắm... Tôi cũng thương thượng cấp của anh, 1 người có lẽ sẽ đồng cảm với chuyện tình bi đát của anh, bởi người đó cũng có 1 kết thúc thật đâu buồn.
Than ôi, những mối tình câm lặng...
Yêu Yu-chan quá vì bài này! “Thiếu nữ Đánh cờ vây”, “Con hủi” ... là những cái tên mà mỗi lần nhắc đến là một lần cảm thấy xúc động, không yên. Đặc biệt là tình yêu trong cuốn sách (mỏng?) này của Sơn Táp, nó ấn tượng, dữ dội và khắc nghiệt, cái kết thúc buồn đó lại là cái kết thúc duy nhất khả dĩ cho họ. Đọc xong những câu chuyện ấy giống như mình... mất luôn sức sống trong một thời gian dài. Tình yêu như thế vô vọng mà vẫn đáng theo đuổi và mơ ước, sẽ không có một mối tình thứ hai có thể giống như cái đã xảy ra giữa hai con người không tên ấy, giữa quảng trường Thiên Phong.
ReplyDeleteMeg tự hỏi tại sao chưa có phim này, mỗi cảnh truyện đều rất sắc nét trong trí tưởng tượng của người đọc, màu sắc đậm và nổi bật.
Đúng đó, tâm trạng của Meg rất giống Yu... đọc xong 2 truyện này tưởng như nguồn sống đã cạn kiệt... thậm chí Yu buồn nhiều đến nỗi bà Yu không cho Yu đọc sách trong 1 tháng liền, còn bảo mẹ Yu không được để Yu đọc những thứ như thế... vốn dĩ tính Yu rất nhạy cảm. Nhưng mẹ Yu nói, ở đời luôn cần trải nghiệm. Mình không "trải" được thì ít ra mình cũng "nghiệm" được gì đó qua những câu chuyện ntn.
ReplyDeleteYu đồng ý 2 tay vụ nên có phim TNĐCV, bối cảnh chiến tranh Trung - Nhật được khai thác khá nhiều trong phim TQ và cũng từng có nhiều kịch bản hay nhưng chưa có cái nào éo le hơn cái này T_T